Đường Vành đai 3 theo bản đồ quy hoạch sẽ đi qua địa phận của 4 tỉnh, bao gồm: Đồng Nai, Long An, Bình Dương và TP.Hồ Chí Minh. Tổng chiều dài tuyến đường là 97,7km.
Đường Vành đai 3 TP.HCM đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2011 và điều chỉnh năm 2013. Dự án hạ tầng giao thông xây dựng tuyến đường do Bộ GTVT là cơ quan chủ quản. Thực hiện dự án là Tổng công ty ĐT PT và QLDA hạ tầng giao thông Cửu Long (Tổng cty Cửu Long).
Tổng vốn đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 3 tại thời điểm công bố phê duyệt dự án năm 2011 là 55.805 tỷ đồng (không bao gồm kinh phí xây cầu vượt). Dự án xây dựng thực hiện bằng nguồn vốn ngân sách, trái phiếu chính phủ và vốn ODA.
Ngày 19/2, BQL dự án Mỹ Thuận thuộc Bộ GTVT đã tổ chức lễ ký HĐ dịch vụ tư vấn thiết kế kỹ thuật và hỗ trợ đấu thầu cho dự án thành phần 1A, thuộc tuyến đường Vành đai 3 đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch giai đoạn 1.
Cty tư vấn trúng thầu là Pyunghwa Engineering Consultant Ltd, Hàn Quốc. Hợp đồng được thực hiện trong vòng 12 tháng. Bao gồm 8 tháng thiết kế kỹ thuật và 4 tháng hỗ trợ đấu thầu. Nguồn vốn thực hiện được vay ưu đãi từ Chính phủ Hàn Quốc và vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam.
Đường Vành đai 3 Tân Vạn – Nhơn Trạch đã “chốt” được thời gian khởi công dự án thành phần 1A trong quý III/2022. Sau khi hoàn thành thiết kế kỹ thuật và tuyển chọn nhà thầu xây lắp. Dự án 1A có chiều dài 8,75km. Gồm 6,3km thuộc địa bàn Đồng Nai và 2,45km nằm tại địa bàn TP.HCM.
Xây cầu Nhơn Trạch bắc qua sông Đồng Nai
Một thành phần quan trọng của dự án thành phần 1A là cầu Nhơn Trạch. Bắc qua sông Đồng Nai và kết nối với TP.HCM. Chiều dài hơn 2km, rộng 19,5m, thiết kế 6 làn xe. Cầu có tĩnh không cao 30,5m, thiết kế khoang thông thuyền 110m đáp ứng tàu tải trọng 5.000 tấn đi qua. Cây cầu có tổng số vốn đầu tư dự kiến hơn 2.200 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành sẽ rút ngắn khoảng cách từ Đồng Nai đến TP.HCM và Bình Dương, Góp phần thuận lợi cho vận chuyển hàng hóa, giảm áp lực giao thông ở cầu Đồng Nai và các tuyến đường nội đô TP.HCM.
Dự án thành phần 1A – đường Vành đai 3
Dự án thành phần 1A thuộc tuyến đường Vành đai 3 Nhơn Trạch. Kết nối từ TL.25B (Đồng Nai) đến cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây (TP.HCM). Tổng vốn đầu tư 5.329 tỷ đồng. Trong đó, vốn vay ODA thông qua Quỹ hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc (EDCF) gần 4.200 tỷ đồng. Còn lại là vốn đối ứng của Chính phủ Việt Nam. Chi phí giải phóng mặt bằng cho dự án khoảng 625 tỷ đồng. Bao gồm: 149 tỷ đồng giải phóng mặt bằng tại quận 9, TP.HCM và 476 tỷ đồng ở phía Đồng Nai.
Dự án thành phần 1B – đường Vành đai 3
Dự án thành phần 1B thuộc tuyến đường Vành đai 3 TP.HCM dài 8,7km, điểm đầu từ cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây và điểm cuối tại nút giao trạm 2 (Xa lộ Hà Nội). Tổng vốn gần 4.000 tỷ đồng. Riêng phần giải phóng mặt bằng tại dự án này tốn hơn 1.053 tỷ đồng.
Ngoài hai dự án thành phần 1A và 1B đã xác định được vốn và phương thức đầu tư. Những đoạn còn lại của dự án gồm: dự án thành phần 2 (2A – 2B, đoạn Tân Vạn – Nhơn Trạch); đoạn Bình Chuẩn – QL22 và QL22 – Bến Lức đang được đề xuất ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 – 2025. Với tổng số vốn hơn 31.000 tỷ đồng.
Đây là dự án trong điểm quốc gia giúp phát triển kinh tế, xã hội TP.HCM và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Toàn dự án chỉ có đoạn Tân Vạn – Bình Chuẩn (một phần đường Mỹ Phước – Tân Vạn, Bình Dương) dài 16km đã được đưa vào khai thác.
Khởi công vành đai 3 TP.HCM trước 30/6/2023
Chính phủ đã ban hành nghị quyết 08/2022, giao Chủ tịch UBND bốn phương có dự án đi qua thực hiện thủ tục đầu tư dự án. Được áp dụng hình thức chỉ định đối với các gói thầu tư vấn, phục vụ di chuyển hạ tầng kỹ thuật, các gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.